Bí kíp kinh doanh quán nhậu, quán cơm thành công

Bí kíp kinh doanh quán nhậu, quán cơm thành công

Vina Irato
Bí kíp kinh doanh quán nhậu, quán cơm thành công

Trong thời đại ngày nay, quán nhậu, quán cơm bình dân là dạng mô hình kinh doanh thu hút được đông đảo khách hàng. Tuy nhiên, việc mở quán nhậu, quán cơm bình dân thì cần bao nhiêu vốn? Cần chuẩn bị những gì? Thiết kế, bố trí quán nhậu bình dân như thế nào là đẹp, hợp lý? Khi mở quán sẽ thường gặp những khó khăn gì?… Đây đều là những vấn đề chung khi bạn đang có dự định mở quán nhậu, quán cơm. Dù bạn mở quán vỉa hè, quán bình dân cho tới quán lớn hoặc thậm chí là chuỗi hệ thống các quán thì điều đầu tiên bạn cần làm là xác định được thị trường, thị hiếu thực khách, số tiền cần đầu tư sao cho hợp lý, rồi mới lên kế hoạch cho việc chuẩn bị, triển khai.

Bài viết này, Irato sẽ chia sẻ một số bí kíp mở quán nhậu, quán cơm thành công.

1. ”Điều kiện cần” khi mở quán nhậu, quán cơm

Trước tiên, bạn cần phải xác định rõ ràng thị trường, mục đích kinh doanh. Nếu bạn quyết định mở quán nhậu, mở quán cơm chỉ vì thấy nhiều người kinh doanh thành công và kiếm được nhiều tiền thì bạn nên dừng ngay ý định nhất thời này. Bạn cần phải hiểu rõ rằng: ”Kinh doanh không phải là trò chơi nhanh thèm chóng chán. Để kinh doanh thành công thì bạn cần phải có rất nhiều yếu tố khác: kiến thức, kiên trì, nhiệt huyết và tác phong phù hợp với phân khúc kinh doanh mà bạn chọn.”

Ví dụ: Nếu bạn không phải người yêu thích sự náo nhiệt, tiệc tùng với bia rượu thì chắc chắn rằng bạn sẽ không thể kinh doanh quán nhậu. Nếu như bạn không phải là người yêu thích công việc nấu nướng và không phải là người có thể nấu các món cơm ngon thì chắc chắn rằng bạn sẽ không thể nào mở quán cơm ngon, đắt hàng.

Bên cạnh đó, để có một quán nhậu, quán cơm kinh doanh thành công thì bạn cần phải xác định rõ nhu cầu trên thị trường, sự phổ biến, sự phân bố dân cư, lựa chọn mặt bằng, địa điểm kinh doanh…

Về phần nơi mở quán thì bạn cần lưu ý chọn những nơi đông dân cư và đối tượng dân cư đó phải phù hợp trở thành khách hàng tiềm năng của bạn. Nếu như bạn mở một quán nhậu, quán cơm quy mô lớn, dành cho phân khúc khách hàng thu nhập cao ở tại khu dân cư lao động thu nhập thấp thì làm sao có thể kinh doanh hiệu quả được.

Kế đến, bạn phải có được một bảng thực đơn các món ăn thơm ngon, độc lạ. Có như vậy thì thực khách mới đến và quay trở lại với bạn, chứ không thì họ chỉ đến một lần rồi quên ngay. Hầu hết, các bạn trẻ khởi nghiệp quán ăn với quy mô đồ sộ nhưng hương vị món ăn không gây ấn tượng khác biệt để thực khách lưu luyến thì rất dễ thất bại.

 

2. Mở quán cơm, quán nhậu cần bao nhiêu vốn?

Kế tiếp: Bạn cần bao nhiêu vốn là đủ? Bạn sẽ chẳng thể định hình được bạn cần phải chi ra bao nhiêu tiền nếu như bạn không xác định được thị trường; thói quen, hành vi của thực khách khi chọn quán như thế nào? Hơn nữa, bạn cần phải có ý tưởng kinh doanh và kế hoạch kinh doanh cụ thể. Khi bạn xác định rõ ràng được những điều trên thì bạn mới có thể biết được mình cần bao nhiêu vốn.

Cụ thể, nếu như bạn muốn mở quán lớn, thoáng mát thì bạn cần tìm mặt bằng có diện tích rộng rãi, gần sông hồ,… Như vậy, tiền thuê mặt bằng có diện tích lớn sẽ có giá cao hơn nhiều so với mặt bằng quán nhỏ. Và thậm chí bạn phải trả trước tiền thuê mặt bằng 6 tháng hoặc 1 năm. Đó là chưa kể đến các vấn đề: quán bạn sẽ phục vụ bao nhiêu món ăn; quán bạn sẽ cần bao nhiêu nhân viên phục vụ, bao nhiêu đầu bếp chính, bao nhiêu phụ bếp? Và nếu bạn có các yêu cầu, đòi hỏi cao cho nhân viên thì bạn phải đưa ra một mức lương thỏa đáng. Nếu bạn chỉ nhẩm tính sơ sài, kinh doanh không có kế hoạch rõ ràng thì các khoản chi phí dù mỗi thứ một chút những cũng sẽ tăng lên rất cao. Vậy nên bạn phải suy tính cẩn thận trước khi quyết định ra kinh doanh quán cơm, quán nhậu.

Thông thường, nếu bạn muốn mở một quán nhậu, quán cơm nhỏ ở vỉa hè, bạn là người chế biến, kiêm luôn người thu tiền thì bạn cũng cần phải có số vốn ít nhất khoảng 60 – 80 triệu để lo cho các khoản: tiền thuê mặt bằng nhỏ, thiết kế, sửa chữa, trang trí không gian, mua các vật dụng cần thiết bàn ghế, xoong nồi, chén bát, nguyên liệu nấu ăn hằng ngày, nhân viên chạy bàn,… Thậm chí là bạn phải có chi phí duy trì để bạn có thể kiên trì duy trì quán tốt hoạt động từ 3 – 6 tháng. Vì thực tế, không phải lúc nào cũng đông khách, quán của bạn cần phải tồn tại “đủ lâu” để mọi người biết đến quán của bạn.

3. Mở quán cần chuẩn bị những gì?

Khi mở quán, bạn cần phải chuẩn bị những gì? Sau khi xác định được ý tưởng, kế hoạch kinh doanh thì bạn cần phải chuẩn bị vốn.

Trong khâu chuẩn bị vốn, bạn không nên ỷ lại vào người thân, bạn bè. Bạn phải tự thân chuẩn bị vốn. Kinh doanh bằng vốn tự thân của bạn thì bạn mới có trách nhiệm với đồng tiền của mình kiếm được. Khi đó, bạn mới nỗ lực và kiên trì. 

 

Về vấn đề nhân viên: Nếu mở quán nhậu nhỏ, bạn chỉ cần phục vụ kiêm thu ngân, một đầu bếp và một nhân viên trông xe. Sau này khi khách đông hoặc bạn muốn mở rộng quy mô thì sẽ tuyển thêm.

Tiếp theo là vấn đề pháp lý: Bạn cần nhanh chóng tới Phường, xã nơi bạn chọn mở quán để hoàn tất các thủ tục pháp lý, xin giấy phép kinh doanh. Nếu bạn mở quán nhậu bình dân thì sẽ đóng thuế theo hình thức Hộ kinh doanh cá thể. Còn nếu quán nhậu lớn, vốn lớn, lượng nhân viên nhiều thì sẽ đóng thuế theo hình thức Doanh nghiệp tư nhấn, Công ty TNHH MTV hoặc Công ty TNHH tùy bạn đăng ký theo hình thức nào.

Tiếp thị- quảng cáo: Xem và chọn ngày tốt để khai trương hợp với tuổi của bạn. Trước ngày khai trương 1- 2 tuần cần chuẩn bị bảng hiệu, băng rôn, lẵng hoa treo trước cửa quán. Trên băng rôn sẽ bắt đầu bằng dòng chữ “Tưng bừng khai trương… , tiếp đó là tới thông tin khuyến mãi của quán như “Gọi 5 chai bia tính tiền 4,…”, “Chọn một món, tặng một món…” hay “Uống 2 tặng 1”,… thật bắt mắt để thu hút khách tới quán. Trong ngày khai trương, nên chuẩn bị thêm các chương trình ưu đãi, trò chơi hay vòng quay may mắn để tăng thêm sự nhộn nhịp, rộn ràng cho quán.

Hơn nữa, bạn nên mời bạn bè, người thân đến ủng hộ ngày khai trương để tạo không khí đông khách, gây sự tò mò, hứng thú cho mọi người.

4. Thủ tục xin mở quán

Kinh doanh quán nhậu cũng thuộc hình thức quán ăn, nếu bạn không chứng minh quán mình đạt chứng nhận an toàn vệ sinh thì chẳng thực khách nào tin và tới, đóng cửa chính là kết quả đương nhiên.

Các quy định, thủ tục bắt buộc trong hoạt động sản xuất thực phẩm và kinh doanh lĩnh vực F&B:

  • Theo quy định, các hoạt động sản xuất, buôn bán, kinh doanh lĩnh vực liên quan tới thực phẩm, ẩm thực cần phải có giấy phép kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Căn cứ theo Quyết định 43/2005/QĐ-BYT do Bộ Y Tế ban hành ngày 20/12/2005, tất cả các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh và sản xuất thực phẩm tại Việt Nam đều phải có giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm phù hợp với ngành nghề mình đăng ký kinh doanh.

5. Đăng ký thẻ xanh cho nhân viên

Ngày 12/03/2007, Bộ Y Tế ban hành Quyết định số 21/2007/QĐ-BYT, theo đó quy định tất cả những cá nhân, tổ chức sử dụng người lao động hoặc là chủ của người lao động trực tiếp tham gia kinh doanh, sản xuất thực phẩm độc lập (là những đối tượng trực tiếp tiếp xúc hoặc tham gia quá trình chế biến thực phẩm đóng gói sẵn hoặc kinh doanh thực phẩm ăn) phải có thẻ xanh chứng nhận đầy đủ điều kiện sức khỏe.

6. Xin chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Bạn hãy luôn dán bản sao giấy chứng nhận Vệ sinh an toàn thực phẩm tại vị trí dễ nhìn nhất trong quán, đầu tiên là để cho các cơ quan quản lý tới kiểm tra, thứ nữa là đây coi như là minh chứng đồ ăn, thực phẩm quán cung cấp đều là hàng đảm bảo an toàn, giúp khách an tâm và tin tưởng hơn vào quán bạn.

Để hướng dẫn thực hiện luật An toàn thực phẩm Chính phủ ban hành Nghị định số 38/2012/NĐ-CP, Bộ Y tế đã ban hành Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 và chính thức có hiệu lực bắt đầu từ ngày 01-07-2011. Theo đó, tất cả các cá nhân, tổ chức, công ty, đơn vị sản xuất và kinh doanh lĩnh vực liên quan tới thực phẩm đều phải có Giấy chứng nhận An toàn vệ sinh thực phẩm mới được tham gia kinh doanh.

Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm có hiệu lực trong vòng 3 năm tính từ ngày đơn vị chính thức hoạt động. Nếu cơ sở nào cố tình không thực hiện đúng quy định, sẽ bị phạt theo Nghị định 178/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt hành chính vi phạm an toàn thực phẩm của Chính phủ. Theo đó, mức phạt cảnh cáo tới đóng cửa, riêng mức phạt hành chính còn lên tới là 200 triệu.

7. Sử dụng máy rửa chén bát, rửa rau quả 2in1 

1 yếu tố tưởng như nhỏ bé nhưng lại góp phần quan trọng vào thành công trong kinh doanh nhà hàng, quán ăn, quán nhậu, quán cơm đó là máy rửa chén bát, máy rửa rau quả 2in1. Đây sẽ là trợ thủ đắc lực giúp bạn tiết kiệm phần lớn thời gian, công sức rửa chén, rửa rau, tiết kiệm nhân công, giúp nhân viên phục vụ khách hàng nhanh và chuyên nghiệp.

Máy rửa chén bát – máy rửa rau quả 2in1 Irato (Phiên bản mới năm 2020) ứng dụng công nghệ sóng siêu âm và hệ thống sục khí ozone (ozon) để diệt khuẩn, vi sinh vật, khử sạch độc tố trên rau quả hoặc chén dĩa mà không cần tốn nhiều thời gian, nhân công.

máy rửa chén sóng âm - máy rửa rau sục ozone

Trên đây là những bí kíp kinh doanh quán nhậu, quán ăn hiệu quả có thể áp dụng cho bất kì quy mô nào. Hi vọng qua bài viết sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc của riêng mình. 

 

Vina Irato
Bí kíp kinh doanh quán nhậu, quán cơm thành công



Địa chỉ: 73B Lương Trúc Đàm, Phường Hiệp Tân, Quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh
Email: vinairatopho@gmail.com
Hotline: 0936686030
Website: https://vinairato.com/

Nhận xét